Giới thiệu về huyện Ba Vì Hà Nội

Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất BạtTùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý. Năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng). Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây. Năm1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội. Cùng lúc đó, chuyển xã Tân Đức về thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ quản lý.

Địa lý

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt TrìPhú Thọ, với ranh giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm ThaoTam Nông,Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).
Các điểm cực:
  • Cực Bắc là xã Phú Cường.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ.
  • Cực Nam là xã Khánh Thượng.
  • Cực Đông là xã Cam Thượng.

Dân số

Theo thống kê năm 2009, dân số huyện Ba Vì là hơn 265 nghìn người, gồm các dân tộc: Kinh,Mường,Dao

Hành chính

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08ha và dân số 2.701 người của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt TrìPhú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.
Hiện tại, Huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba TrạiBa VìCẩm LĩnhCam ThượngChâu SơnChu MinhCổ ĐôĐông QuangĐồng TháiKhánh ThượngMinh Châu,Minh QuangPhong VânPhú ChâuPhú CườngPhú ĐôngPhú PhươngPhú SơnSơn ĐàTản HồngTản LĩnhThái HòaThuần MỹThụy AnTiên PhongTòng BạtVân HòaVạn Thắng,Vật LạiYên Bài.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đường bộ: có quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hưng Hóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại  Thái Hòa, có cầu Trung Hà, bắc qua sông Đà.
  • Đường thủysông Hồngsông Đà và sông Tích.

Rap tự hào Ba vì


Share :
^