Cách kiểm tra website chuẩn seo không

Hướng dẫn kiểm tra website chuẩn SEO toàn tập, giúp bạn phân loại công việc và liệt kê chi tiết những công việc bạn cần làm để tối ưu website.

Tôi tạo ra checklist này để hướng dẫn bạn cách kiểm tra một site có chuẩn SEO hay không. Checklist này có thể áp dụng cho hầu như tất cả các site. Tuy vậy, trong một vài trường hợp bạn cần biến đổi nó đi cho phù hợp với website mình đang làm việc, vì có thể có những yếu tố mà website của bạn không có hoặc không thể thay đổi.

Hãy nhớ: luôn dành sự quan tâm lớn nhất đến những trang web quan trọng. Ví dụ các landing pages, các trang có nhiều link, các trang có lỗi về dò quét, hoặc các trang bị người dùng phàn nàn.

Ở cuối phần kiểm tra website, liệt kê chi tiết những công việc bạn cần làm để tối ưu website. Giải thích tại sao cần làm vậy cũng như mức độ ưu tiên của từng công việc. Điều này sẽ giúp bạn phân loại công việc, công việc quan trọng thì làm trước, việc ít quan trọng hơn thì để sau. Hơn nữa, danh sách này cũng giúp đồng nghiệp của bạn hoàn thành công việc giúp bạn nếu cần.

Tổng quan

Kiểm tra các trang đã được index

Thực hiện tìm kiếm với toán tử site. Ví dụ: site:domain.com
Có bao nhiêu trang được trả về (Nếu số lượng trang quá lớn, bạn chỉ nhận được con số xấp xỉ, không phải con số chính xác)

Trang chủ có xuất hiện ở vị trí đầu tiên không?

Nếu trang chủ không xuất hiện ở vị trí đầu tiên, có thể có vấn đề. Ví dụ website của bạn đang bị phạt hoặc cấu trúc website hoặc hệ thống liên kết nội bộ có vấn đề.

Tìm kiếm tên thương hiệu

Trang chủ hoặc trang giới thiệu về thương hiệu đó có đứng ở vị trí đầu tiên?
Nếu trang cần thiết lại không đứng ở vị trí đầu tiên, có thể website của bạn cũng đang bị phạt?

Kiểm tra bản cache của các trang quan trọng trên Google
Trong bản cache có nội dung không?
Có liên kết không?
Có những liên kết lạ không xuất hiện trên bản bình thường của website không?

PRO TIP

Đừng quên kiểm tra phiên bản chỉ chứa text của bản cache

Nội dung

Trang chủ
  • Nội dung trang chủ
  • Trang chủ có ít nhất một đoạn văn không?
Trang landing pages
  • Các trang này có ít nhất vài đoạn văn không?
  • Đây là nội dung sao chép hay hoàn toàn độc đáo?
Nội dung trên website có giá trị, chất lượng và hữu ích không?
Trên website có đủ nội dung tối thiểu không hay chỉ toàn là link

Nhắm đúng từ khóa
  • Trang web có được tối ưu cho cả từ khóa ngắn, từ khóa trung bình và từ khóa dài không?
  • Keyword cannibalization (tình huống khi bạn muốn tăng độ liên quan của cả website đến một từ khóa bằng cách đặt cụm từ ấy vào tất cả các tiêu đề của các trang web, hoặc vào tất cả các văn bản neo, hoặc chèn nó vào tất cả các nội dung của các trang web ấy)
  • Dùng toán tử site: trên Google để kiểm tra có sự trùng lặp tiêu đề trên website của bạn không? (ví dụ: site:vietmoz.com học SEO)
  • Kiểm tra sự chùng lặp nội dung hoặc tiêu đề trang trên công cụ Google Webmaster Tools
Định dạng
  • Nội dung có được định dạng tốt và có dễ đọc không?
  • Thẻ Heading có được sử dụng không?
  • Hình ảnh có được sử dụng không?
  • Nội dung có được chia nhỏ thành các đoạn văn để người đọc dễ theo dõi không?
  • Headlines có tốt không?
  • Headline tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Đảm bảo Headline được viết cẩn thận và thu hút người dùng
Tỷ lệ nội dung so quảng cáo
  • Kể từ sau khi Panda ra đời, không gian dành cho quảng cáo được Google soi xét khá kỹ.
  • Đảm bảo bạn có đủ nội dung ở phần đầu trang web (phần mà người dùng sẽ nhìn thấy ngay khi họ ghé thăm trang web mà không phải lăn chuột)
  • Nếu bạn có nhiều quảng cáo hơn nội dung, bạn chắc chắn sẽ gặp vấn đề.

Một số bài viết quan trọng nên đọc thêm

  • Các yếu tố trong Onpage Các yếu tố quan trọng trong tối ưu Onpage
  • Tối ưu thẻ tiêu đề Tìm hiểu về thẻ tiêu đề - 1 tiêu chí rất quan trọng cần tối ưu khi làm SEO
  • Tối ưu trang web một cách hoàn hảo -  Kỹ thuật tối ưu trang web chuẩn SEO

Trùng lặp nội dung

Mỗi nội dung chỉ nên được tìm thấy ở duy nhất một địa chỉ URL
  • Địa chỉ URL có chứa tham số hoặc mã theo dõi không – Điều này sẽ gây ra hậu quả là một nội dung được tìm thấy ở nhiều địa chỉ URL khác nhau
  • Tìm kiếm trên Google với dấu nháy kép “” để xem có hiện tượng trùng lặp nội dung không?
  • Bạn có thể loại bỏ các tham số trong địa chỉ URL bằng cách sử dụng Google Webmaster Tools.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về trùng lặp nội dung tại VietMoz.net

Tìm kiếm để kiểm tra tình trạng trùng lặp nội dung
  • Lấy một đoạn nội dung (khoảng 2 dòng) trên trang web của bạn, đặt vào dấu nháy kép và tìm kiếm trên Google
  • Nội dung đó có xuất hiện ở trang web nào khác trên website của bạn không?
  • Nội dung đó có bị người khác sao chép không? Nếu có, bạn nên khiếu kiện nên Google bằng cách sử dụng dịch vụ content removal request
Trùng lặp nội dung với Subdomain
Nội dung đó có xuất hiện trên tên miền phụ của website không?

Kiểm tra phiên bản HTTPS của trang web
Nội dung đó có xuất hiện trên phiên bản HTTPS của trang web không?

Kiểm tra các website khác của công ty
Có sự trùng lặp nội dung giữa website cần kiểm tra với các website khác của công ty không?

Khả năng truy cập

Kiểm tra file robots.txt
Toàn bộ website hoặc những nội dung quan trọng có bị chặn không? Nếu điều này xảy ra, các links trên các trang web bị chặn sẽ mất hết giá trị.
Tắt JavaScript, cookies, và CSS
  • Sử dụng Web Developer Toolbar để tắt các thành phần trên
  • Nội dung có còn không?
  • Liên kết điều hướng còn làm việc không?
Bây giờ thay đổi user agent của bạn thành Googlebot.
  • Sử dụng User Agent Add-on
  • Liệu có tình trạng cloaking: Một phiên bản cho người dùng, một phiên bản khác cho bọ tìm kiếm không
PRO Tip:
  • Sử dụng SEO Browser để kiểm tra nhanh các yếu tố trên
  • Kiểm tra xem có lỗi 4xx và 5xx không?

Cấu trúc website

Phân tầng
Các trang có được bố trí chuẩn để đảm bảo sức mạnh link được phân phối đến các trang chính, trang quan trọng không?
Landing pages
Các trang landing pages có ở những vị trí tốt (gần với trang chủ) để đảm bảo nhận đủ link equity nhằm cạnh tranh cho những từ khóa website hướng đến không?

Số lượng trang thư mục
  • Có tất cả bao nhiêu trang thư mục?
  • Liệu có tình trạng có quá nhiều trang thư mục, nhiều hơn mức cần thiết không?
  • Các trang thư mục chỉ nên được lập ra khi có nhu cầu thực sự? 
Điều hướng nhiều chiều/điều hướng phân trang
  • Điều hướng nhiều chiều, điều hướng phân trang có được sử dụng đúng không? Chúng có nên được sử dụng đồng thời không?
  • Việc phân trang này có đảm bảo tất cả các trang đều được index không?
  • Việc phân trang này có gây cản trở tới việc dò quét của máy tìm kiếm không? (sử dụng JavaScript)
Số lượng click để đến được nội dung
  • Các trang web nhắm đến những từ khóa cạnh tranh cao phải được đặt gần trang chủ (không quá hai click từ trang chủ)
  • Những trang nhắm đến những từ khóa cạnh tranh trung bình cũng phải cách trang chủ không quá 3 click
  • Những trang nhắm đến từ khóa dài, con số này là 5 clicks
Nội dung ưu tiên
Những nội dung quan trọng nên xuất hiện ở vị trị đầu tiên của trang web, hoặc ở trang đầu tiên nếu nội dung đó được phân thành nhiều trang khác nhau

Các vấn đề về kỹ thuật

Sử dụng đúng 301
  • Tất cả các chuyển hướng trên trang web đều là loại 301?
  • Sử dụng Live HTTP Headers FireFox plugin để kiểm tra 301s.
Sử dụng JavaScript
  • Trong nội dung có sử dụng JavaScript?
  • Links có sử dụng JavaScript?
Sử dụng iframes
Trong nội dung có sử dụng iframes?
Sử dụng Flash
Toàn bộ trang là flash, hay flash chỉ thi thoảng được sử dụng và không gây cản trở đến hoạt động dò quét?
PRO Tip:
Flash cũng giống tỏi. Một chút tỏi sẽ làm món ăn của bạn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, ăn một đĩa đầy tỏi thì lại là cực hình. Tương tự vậy, Flash có thể được bổ sung để nâng cao trải nghiệm người dùng, nhưng tạo ra một trang toàn bằng Flash lại không phải là một ý kiến hay.
Tốc độ website
  • Trang web có mất nhiều thời gian để tải không? Nó có gây khó chịu với người dùng hoặc máy tìm kiếm không? (Is it significant)
  • Bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang bằng cách nào? (improvements)
Thẻ mô tả ảnh (ALT)
  • Có thẻ mô tả không?
  • Trong thẻ mô tả có từ khóa không?
  • Nội dung thẻ mô tả có phù hợp với chủ đề trang web không?
Kiểm tra lỗi trong Google Webmaster Tools
  • Google WMT sẽ cung cấp cho bạn danh sách những lỗi mà trang web bạn đang mắc phải (ví dụ: các trang mắc lỗi 4xx và 5xx, các trang không truy cập được…)
  • XML Sitemaps  
  • XML Sitemaps có tồn tại không?
  • XML sitemaps có được tối ưu để giải quyết những vấn đề index không? (structured)
  • Sitemap có tuân theo giao thức XML không? (protocols)

Canonicalization

Tạo Canonical nhờ 301
  • Chỉ ra Canonical trong Google Webmaster Tools
  • Đảm bảo thẻ Rel canonical link được thực hiện đúng
  • Đảm bảo nó chỉ đến đúng trang, và không để xảy ra tình trạng mọi trang đều trỏ về trang chính.
Sử dụng địa chỉ URL tuyệt đối thay vì địa chỉ tương đối

URLs

URLs sạch sẽ
  • Trong URL không có quá nhiều tham số
  • URLs dành cho bọ tìm kiếm nên là địa chỉ tĩnh
URLs ngắn gọn
115 ký tự hoặc ít hơn – tất nhiên có những trường hợp bạn bắt buộc phải vượt qua giới hạn này nhưng hãy nhớ địa chỉ URL càng ngắn càng tốt

URLs ý nghĩa
Chèn từ khóa chính của bạn vào đây

Đọc thêm
Best Practices for URLs (URL chuẩn SEO)
URL Rewriting Tool (Công cụ hỗ trợ tối ưu URL)
mod_rewrite Cheat Sheet
Creating 301 Redirects With .htaccess (Tạo chuyển hướng 301 với .htaccess)

Liên kết nội bộ

Số lượng liên kết trên một trang
100 là con số đẹp, nhưng không phải là con số chuẩn cho tất cả các website.
Liên kết theo chiều dọc
  • Trang chủ có liên kết đến các trang thư mục
  • Các trang thư mục có liên kết đến các thư mục con và trang sản phẩm
  • Trang sản phẩm có liên kết đến các trang thư mục liên quan
Liên kết theo chiều ngang
  • Các trang thư mục có liên kết đến các thư mục liên quan
  • Các trang sản phẩm có liên kết đến các sản phẩm liên quan
Liên kết trong nội dung
Nội dung chứa bao nhiều link, có quá nhiều không?

Liên kết chân trang
  • Sử dụng bao nhiêu liên kết chân trang, có quá nhiều không?
  • Văn bản neo có được tối ưu tốt không, liên kết có trỏ đến đúng trang cần tối ưu không?
Kiểm tra link hỏng
Dùng 2 công cụ Link Checker và Xenu để kiểm tra link hỏng

Thẻ tiêu đề

Thẻ tiêu đề độc đáo, duy nhất
Mỗi trang cần có một thẻ tiêu đề riêng, không trùng lặp với tiêu đề ở bất kỳ trang nào khác

Sử dụng từ khóa thông minh
  • Từ khóa chính có xuất hiện trên thẻ tiêu đề không?
  • Có thể chèn thêm từ khóa phụ mà không gây khó chịu cho người dùng không?
Từ khóa chính có xuất hiện ở vị trí đầu tiên của thẻ tiêu đề không?
Thẻ tiêu đề có chứa tên thương hiệu
Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên để tên thương hiệu vào phần cuối thẻ tiêu đề để xây dựng thương hiệu, đồng thời cho người dùng thấy rằng bạn là một thương hiệu có tiếng

Chiều dài thẻ tiêu đề nên nằm trong khoảng 65-70 ký tự
Nếu chiều dài thẻ tiêu đề vượt qua ngưỡng ngày, nó sẽ bị cắt ngắn trên bảng kết quả tìm kiếm
Thẻ tiêu đề có bị chèn quá nhiều từ khóa không?

Thẻ meta

Thẻ từ khóa 
Bạn không nên sử dụng thẻ này vì đối thủ có thể dễ dàng biết được bạn đang nhắm đến từ khóa nào từ đó cạnh tranh với bạn ở những từ này (scrape)
Thẻ miêu tả hay
  • Nội dung thẻ mô tả không được trùng lặp giữa các trang với nhau
  • Thẻ miêu tả chính là phần tóm tắt nội dung trang web, là ấn tượng đầu tiên của người dùng về trang web
Thẻ miêu tả có chứa từ khóa không?
Chèn từ khóa vào thẻ mô tả giúp nó nổi bật hơn trên bảng kết quả tìm kiếm

Thẻ meta robots
Kiểm tra danh sách những trang bị chặn bởi thẻ meta, xem bạn có vô tình chặn trang nào đó quan trọng không?
Nguồn tin: http://vietmoz.net
Share :
^