Tổng điều tra số liệu Internet và Di động Việt Nam 2014



Theo báo cáo gần đây của trang We are Social thì Việt Nam chúng ta có những bước tiến đáng kể trong việc mang Internet và nội dung số tới người dùng, đặc biệt là thông qua những kết nối di động. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có thời gian sử dụng trung bình các trang mạng xã hội lâu nhất so với trong khu vực cũng như trên thế giới. 
Thêm một thông tin đáng chú ý nữa là chúng ta có gần 60% người dùng thực hiện thanh toán thông qua điện thoại. Những số liệu này rất có giá trị, đặc biệt cho những cá nhân và tổ chức đang làm việc ở những mảng liên quan tới thế giới số và di động.


Số liệu thống kê số lượng người dùng Internet Việt Nam thời gian có độ chính xác chưa cao. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 


Cần có phương pháp mới về thống kê số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam để số liệu chính xác hơn, phù hợp thông lệ quốc tế hơn. Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng vừa giao Cục Viễn thông xây dựng đề án về phương pháp thống kê mới này.


Ngày 14/5/2014, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng chủ trì cuộc họp về phương pháp điều tra, thống kê người sử dụng Internet tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Viễn thông, tại Việt Nam thời gian qua, Bộ TT&TT chỉ thực hiện công tác công bố thông tin thống kê số người sử dụng Internet của quốc gia trên cơ sở số thuê bao Internet do doanh nghiệp báo cáo nên độ chính xác chưa cao. Cách làm này không phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức ITU, không giống với phương pháp thống kê, báo cáo của các quốc gia khác.

Một số công ty nghiên cứu thị trường cũng thực hiện việc đo lường nhu cầu và tìm hiểu thói quen sử dụng Internet tại Việt Nam nhưng chủ yếu chỉ phục vụ mục đích thương mại, và phạm vi điều tra còn hẹp.

Cục Viễn thông đề xuất cần có công bố về số lượng người sử dụng Internet hàng năm tại Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Nhiều năm qua, chỉ số về số người sử dụng Internet ở mỗi quốc gia luôn là 1 trong những chỉ số thống kê yêu cầu hàng năm của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Theo hướng dẫn của ITU và kinh nghiệm triển khai của quốc tế, công tác điều tra thống kê số người sử dụng Internet cần kết hợp cả 2 nội dung gồm: Điều tra thống kê số người sử dụng Internet của 1 quốc gia, và Điều tra thống kê tỷ lệ người sử dụng Internet theo các thói quen và mục đích sử dụng chủ yếu để phục vụ các hoạt động thương mại.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng đánh giá cao và thống nhất với đề xuất của Cục Viễn thông về việc nghiên cứu phương pháp mới về thống kê số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam. Đồng thời giao Cục Viễn thông xây dựng đề án cụ thể về phương pháp thống kê mới này để lãnh đạo Bộ TT&TT phê duyệt, tạo sở cứ pháp lý cho hoạt động thống kê số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam. Trong đề án cũng phải đề xuất cả cách thức tổ chức thực hiện phương pháp thống kê mới.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng gợi ý trong đề án nên xác định rõ tần suất các hoạt động công bố số liệu về người sử dụng Internet tại Việt Nam, chẳng hạn, cứ 5 năm lại một lần tiến hành tổng điều tra để có số liệu gốc, 2 năm một lần có thể kết hợp với hoạt động điều tra về mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê triển khai để cập nhật, bổ sung chỉ tiêu, số liệu. Hàng năm có công bố tổng số người sử dụng Internet của cả nước để đưa vào Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam và báo cáo với ITU.


Năm 2009, ITU đã công bố hướng dẫn về việc đo mức độ truy cập và sử dụng CNTT-TT, Internet của các hộ gia đình và cá nhân. Theo đó, người sử dụng Internet là người đã truy nhập Internet ít nhất 1 lần trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Hộ gia đình tham gia khảo sát là các hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đang ở độ tuổi 15 – 74.

Có 4 phương pháp điều tra có thể áp dụng gồm: phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn cá nhân trực tiếp – sử dụng phần mềm hỗ trợ phỏng vấn; Thông qua phiếu điều tra giấy; Khảo sát trực tuyến – sử dụng Internet để thu thập số liệu, các câu hỏi khảo sát được đăng trên website hoặc gửi câu hỏi qua email cho các đối tượng khảo sát.

Để giảm lỗi, nên sử dụng các mẫu thống kê được thiết kế với kích cỡ đủ để có được dữ liệu đáng tin cậy; độ chính xác của phương pháp thống kê phải đạt tối thiểu 95%.

Share :
^